Lịch sử ra đời RIM-8 Talos

Talos là thành quả của chương trình phát triển tên lửa phòng không hay còn gọi là Operation Bumblebee của Hải quân Mỹ, với mục đích đánh chặn các loại tên lửa chống tàu tương tự như bom lượn Henschel Hs 293, Fritz X, và máy bay kamikaze.[1] Tên lửa Talos là trọng tâm chính của chương trình nghiên cứu này nhưng nó lại không phải là loại tên lửa đầu tiên được phát triển, thay vào đó loại tên lửa đầu tiên được đưa vào trang bị là loại RIM-2 Terrier. Tên lửa Talos ban đầu được mang mã định danh là SAM-N-6 sau đó được định danh lại thành RIM-8 vào năm 1963. Cấu trúc thân tên lửa được sản xuất bởi McDonnell Aircraft tại St. Louis; công đoạn tổng lắp được thực hiện bởi Bendix Missile Systems tại Mishawaka, Indiana. Các phiên bản ban đầu của tên lửa có giá khoảng 155.000 $ thời điểm năm 1955 (1.793.335 $ năm 2022); tuy nhiên, giá thành của tên lửa đã được giảm xuống do Bendix nâng cao sản lượng tên lửa.[2]

Hệ thống Talos có nhược điểm là kích thước lớn và sử dụng hệ thống radar kép; do đó chỉ có một số loại tàu chiến cỡ lớn mới thích hợp cho việc trang bị loại tên lửa này cùng với radar dẫn đường AN/SPW-2 và radar chiếu xạ mục tiêu AN/SPG-49.[3] Với kích thước dài tới 9,9 mét và nặng 3,5 tấn, tên lửa Talos có thể tương đương với các loại máy bay chiến đấu cỡ nhỏ.[4] Hệ thống phóng tên lửa Talos Mark 7 GMLS (Guided Missile Launching System) được lắp đặt trên 3 tàu chiến thuộc lớp Galveston (được sửa đổi từ lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Cleveland) với 16 tên lửa sẵn sàng trên giá phóng cùng với 30 tên lửa và tầng đẩy phụ dự trữ. Các tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Long Beach cùng với 3 tàu tuần dương thuộc lớp Albany mang hệ thống phóng tên lửa Mark 12 cùng kho chứa 52 tên lửa đặt bên dưới boong tàu.[5]

Nguyên mẫu SAM-N-6b/RIM-8A có tầm bắn khoảng 50 dặm và được trang bị đầu đạn loại tiêu chuẩn. Phiên bản SAM-N-6bW/RIM-8B được trang bị đầu đạn hạt nhân, loại đạn này không trang bị radar bán chủ động. Phiên bản tên lửa SAM-N-6c/RIM-8E "Unified Talos" có khả năng thay đổi các loại đầu đạn khi cần thiết. Trong khi RIM-8E được trang bị loại đầu dò mục tiêu sóng liên tục pha cuối cải tiến và có trần bay lớn hơn. Các tên lửa thuộc phiên bản RIM-8C cũng được trang bị lại với đầu dò mục tiêu mới và được định danh là RIM-8F. RIM-8G và RIM-8J có cải tiến về cự ly khoá mục tiêu lớn hơn và thay thế nhiên liệu động cơ đẩy giúp tên lửa đạt tầm bắn 130 dặm.[6]

Phiên bản đất đối không đã được Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, theo đó đã có 4 chiếc MiG bị bắn hạ bởi tên lửa phóng từ các tàu chiến mang số hiệu USS Chicago và Long Beach. Ngày 23 tháng 5 năm 1968, một tên lửa Talos phóng đi từ Long Beach đã bắn rơi máy bay MiG từ khoảng cách 65 dặm. Đây là lần đầu tiên tên lửa phòng không bắn đi từ tàu chiến hạ được máy bay của đối phương. Các mảnh vỡ từ vụ nổ đã làm rơi chiếc MiG thứ 2 bay gần đó. Tháng 9 năm 1968, tàu khu trục Long Beach đã tiếp tục bắn rơi một máy bay MiG khác ở cự ly 61 dặm. Ngày 9 tháng 5 năm 1972, tên lửa Talos phóng từ bệ phóng phía mũi tàu đã bắn rơi một chiếc MiG từ khoảng cách xa.[7] tên lửa Talos cũng có khả năng bắn các mục tiêu mặt đất.[8]

Phiên bản tên lửa RIM-8H Talos-ARM là phiên bản chống radar, được phát triển để tấn công các trạm radar bờ biển, phiên bản này bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trong việc chống lại các trạm radar tên lửa phòng không của kiền Bắc Việt Nam.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: RIM-8 Talos http://www.okieboat.com/Talos%20antiradiation%20sh... http://www.okieboat.com/Talos%20firing%20operation... http://www.okieboat.com/Talos.html http://nmsua.edu/tiopete/files/2008/12/wspgcoldboo... http://www.designation-systems.net/dusrm/m-8.html http://www.navsource.org/archives/04/136/04136.htm http://www.usscolumbus.org/USS_Columbus/Welcome_Ab... http://www.ussgalveston.org/archiveddocs/timeline.... http://www.usslittlerock.org/Armament/Little_Rock_... http://www.usslittlerock.org/Ship%20History.html